Yên Bái và Quảng Ngãi trao đổi kinh nghiệm về phát triển Kinh tế tập thể bền vững và chuyển đổi số

0
603

Trong 3 ngày, từ 7-9/8/2024, Đoàn công tác của Liên minh HTX tỉnh Quảng Ngãi và các đơn vị thành viên do đồng chí Đinh Duy Sung PChủ tịch Liên minh HTX tỉnh Quảng Ngãi làm Trưởng đoàn đến thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm về phát triển KTTT bền vững, việc tiêu thụ sản phẩm, bán hàng ứng dụng công nghệ số của HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) tại Liên minh HTX tỉnh Yên Bái và một số đơn vị thành viên.

 

Tiếp và làm việc với Đoàn có đồng chí Nguyễn Đức Lâm – Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh HTX tỉnh Yên Bái, cùng các đồng chí trong Thường trực và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Liên minh HTX tỉnh Yên Bái và một số đơn vị thành viên.

Quang cảnh buổi làm việc

 

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Đức Lâm – Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh HTX tỉnh Yên Bái đã trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển Kinh tế tập thể (KTTT) bền vững ở Yên Bái. Đồng thời, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, những cách làm hay về thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trong khu vực KTTT, việc xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình CĐS tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Đến nay, nhiều đơn vị thành viên đã ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thực hiện CĐS phù hợp với hạ tầng sản xuất, CNTT và trình độ nhân lực. Nhiều HTX đã từng bước tham gia thành công vào CĐS, trong đó có HTXvùng đồng bào DTTS và MN của tỉnh.

Lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh Quảng Ngãi tặng quà lưu niệm cho Liên minh HTX tỉnh Yên Bái

 

Nhằm tạo cơ hội cho các HTX của 2 tỉnh chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất theo chuỗi giá trị và ứng dụng CĐS trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trong 2 ngày từ ngày 8-9/8 Đoàn công tác của Liên minh HTX tỉnh Quảng Ngãi và các đơn vị thành viên đã đến thăm và làm việc tại các HTX thuộc huyện Văn Chấn, huyện Trạm Tấu và huyện Văn Yên.

Tại HTX Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận (huyện Văn Chấn), Đoàn công tác của Liên minh HTX tỉnh Quãng Ngãi và các đơn vị thành viên đã thăm quan mô hình sản xuất chè đen, với việc “đưa công nghệ 4.0 lên nương chè Kiến Thuận” giúp cho sản phẩm chè của HTX Kiến Thuận được tiêu thụ tốt tại thị trường trong nước và xuất khẩu đi nhiều quốc gia như: Canada, Mỹ, Đài Loan, Indonesia, Nga, Các quốc gia khối CIS…mang lại thu nhập ngày càng cao cho HTX và thành viên.

Đoàn công tác thăm và làm việc với HTX DVTH Kiến Thuận (huyện Văn Chấn)

 

Cũng trong ngày 8/8 Đoàn công tác của Liên minh HTX tỉnh Quảng Ngãi đã đến thăm và làm việc, chia sẻ và học học kinh nghiệm tại HTX chè Shan tuyết Phình Hồ tại huyện Trạm Tấu, do các thành viên trẻ tuổi, có trình độ và sự nhiệt huyết thành lập HTX, với mục tiêu liên kết sản xuất chè theo chuỗi giá trị. Với cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, anh Đỗ Tuấn Lương – Giám đốc HTX và các thành viên HTX đã dùng công nghệ và các phương tiện truyền thông hiện đại để quảng bá hình ảnh và nâng cao giá trị cây chè Shan tuyết cổ thụ Yên Bái, đã đưa các sản phẩm chè lên các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiktok shop, Tiktok, facebook…, với hàng trăm ngàn followers và hàng triệu lượt xem, từ đó lượng khách biết đến và tiêu thụ sản phẩm chè qua hình thức onile ngày càng tăng. Tuy mới thành lập nhưng HTX chè Shan tuyết Phình Hồ được đánh giá là mô hình HTX điển hình về chuyển đổi số của tỉnh Yên Bái. Hiện, sản lượng chè búp khô thành phẩm được sản xuất ra cơ bản đã được đưa ra thị trường đến đó, thu nhập của thành viên HTX và người lao động là 6,5 – 7 triệu đồng/người/tháng, mang lại cuộc sống no ấm hơn cho đồng bào dân tộc H’Mông nơi đây.

Đồng chí Đinh Duy Sung – Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Liên minh HTX và các HTX thành viên trong đoàn công tác quyết định chuyến thăm học hỏi kinh nghiệm lần này tại tỉnh Yên Bái là nhờ đã nhiều lãnh đạo HTX trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Quảng Ngãi đã xem các Clip của anh Lương, anh A Tủa…giới thiệu về quê hương, sản phẩm của HTX, địa phương Yên Bái đã có hàng chục ngàn lượt theo dõi, ấn tượng và hấp dẫn.

 Anh Đỗ Tuấn Lương cho biết, nhờ áp dụng kỹ thuật số, công nghệ số mà sản phẩm chè của HTX đã vươn xa đến nhiều địa phương trong nước và thị trường quốc tế; cũng nhờ đó mà sản phẩm chè của HTX có được giá bán tốt hơn, giá chè búp tươi của bà con nông dân, hộ thành viên nơi đây trước kia chỉ 5-7 ngàn đồng/kg, nay HTX thu mua cho bà con với giá 25 ngàn đồng/kg, đồng thời cũng nhờ sự quảng bá, giới thiệu và đầu tư chuyên sâu, bài bản cho những nương chè và tạo một số bugalow, điểm check in hấp dẫn, để thu hút khách du lịch đến thăm và từ đó đã góp phần tăng việc làm và thu nhập cho nà con đồng bào nơi đây, nhiều thanh niên trẻ đã không phải xa quê tìm kiếm việc làm….

Tại HTX chè Shan tuyết Phình Hồ tại huyện Trạm Tấu, Đoàn công tác của Liên minh HTX tỉnh và các đơn vi thành viên đã học tập kinh nghiệm quảng bá sản phẩm bằng công nghệ và các phương tiện truyền thông hiện đại

 

Ngày 9/8, Đoàn công tác của Liên minh HTX tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục đến thăm và làm việc tại một số HTX sản xuất các sản phẩm từ cây Quế của huyện Văn Yên. Điển hình là HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp tổng hợp Công Tâm (HTX Công Tâm) bằng sự chủ động, linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh gắn với khai thác thế mạnh của địa phương, HTX Công Tâm đã và đang tiếp tục đưa sản phẩm Quế vươn ra thế giới, với các sản phẩm như: Quế chẻ, quế lá, tinh dầu quế của HTX đã xuất khẩu sang nhiều nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan…với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt HTX đã áp dụng công nghệ để nghiền toàn bộ cành và lá quế tận thu sau khi bóc vỏ và chưng cất tinh dầu, để làm nguyên liệu chất đốt phục vụ cho một số nhà máy, khu công nghiệp tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang…. vừa có thêm nguồn thu, lại không phải tốn kinh phí xử lý bã thải, góp phần bảo vệ môi trường. Hiện, HTX có 10 thành viên chính thức với mức thu nhập ổn định từ 8-10 triệu đồng/người/tháng và hơn 100 thành viên liên kết với tổng diện tích trồng quế trên 500 ha, giúp người dân ngày càng gắn bó với cây Quế, có cuộc sống ổn định và nhiều hộ dân nơi đây đã giàu lên từ cây Quế, nhiều tỷ phú Quế đã hình thành nơi bản xa này.

Giám đốc HTX Công Tâm Trần Văn Kiên (người mặc áo kẻ) giới thiệu về tiềm năng sản xuất các sản phẩm từ cây Quế với Đoàn công tác của Liên minh HTX tỉnh Quảng Ngãi

 

Trước khi chia tay Yên Bái, đồng chí Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Quảng Ngãi và nhất là các thành viên đoàn là lãnh đạo của 7 HTX thuộc các huyện vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi đã rất ấn tượng với những gì mà các HTX của Yên Bái đạt được và cảm ơn sự nhiệt tình chia sẻ từ các đồng chí lãnh đạo Liên minh HTX và các đơn vị thành viên thuộc Liên minh HTX tỉnh Yên Bái; sau chuyến đi này, một số lãnh đạo HTX Quảng Ngãi cho biết sẽ áp dụng ngay cách làm của một số HTX Yên Bái, nhất là công tác đầu tư trang thiết bị, áp dung công nghệ mới, công nghệ số vào sản xuất và giới thiệu, quảng bá sản phẩm; gắn sản xuất hàng hóa với phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm, nhằm tăng giá trị sản phẩm, tạo nguồn thu kép trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm…. Quảng Ngãi và Yên Bái có nhiều điểm tương đồng ở một số huyện vùng cao, để phát triển cây dược liệu, phát triển du lịch, nhất là Quảng Ngãi có vùng Quế Trà Bồng cũng nức tiếng miền Trung, đồng thười Quảng Ngãi cũng bắt đầu manh nha trồng thử nghiệm cây tre Bát Độ, bước đầu cho sản lượng tốt; tới đây Quảng Ngãi sẽ tiếp tục dành thời gian ghé thăm và học hỏi kinh nghiệm về sản xuất và chế biến, nhất là chế biến sâu sản phẩm từ Tre măng Bát Độ để xuất khẩu./.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here