Yên Bái: Phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, giai đoạn 2019 – 2021

0
1105

Nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, hướng dẫn, trang bị kiến thức, tư vấn cho các đơn vị sản xuất, chế biến nông, lâm sản và thuỷ sản xây dựng các vùng sản xuất áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VGAP) và được các tổ chức chứng nhận kiểm tra cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2019 – 2021.

Nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà, huyện Yên Bình.

Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2019 – 2021, tỉnh Yên Bái sẽ dành nguồn kinh phí 29.400 triệu đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh và đầu tư của các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) để hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quy định và được chứng nhận phù hợp cho 83 doanh nghiệp, HTX áp dụng quy trình sản xuất sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn chứng nhận, bao gồm: 9 doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP với diện tích 700 ha, sản lượng 7.000 tấn/năm; 18 doanh nghiệp, HTX xây dựng vùng sản xuất cây ăn quả có múi an toàn theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP với quy mô diện tích 360 ha, sản lượng 500 tấn/năm; Hỗ trợ 9 doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP với diện tích 700 ha, sản lượng 7.000 tấn/năm; hỗ trợ 18 doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng vùng sản xuất cây ăn quả có múi an toàn theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP với quy mô diện tích 360 ha, sản lượng 500 tấn/năm; 12 doanh nghiệp, HTX xây dựng vùng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc Rainforest Alliance và chứng nhận hữu cơ với quy mô diện tích 820 ha – sản lượng 10.000 tấn chè búp tươi/năm; 16 doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng vùng sản xuất Quế theo tiêu chuẩn hữu cơ với quy mô diện tích 4.100 ha; 8 doanh nghiệp, HTX chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAHP với quy mô sản xuất 13.000 con/lứa (2.500 tấn sản phẩm/năm); 10 doanh nghiệp, HTX chăn nuôi gia cầm theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAHP với quy mô sản xuất 160.000 con (500 tấn sản phẩm/năm); 5 doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng vùng nuôi trồng thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 500 lồng (1000 tấn sản phẩm/năm); hỗ trợ 5 doanh nghiệp, HTX sản xuất, chế biến, kinh doanh đối với sản phẩm: Mật Ong theo tiêu chuẩn VietGAP; Sơn Tra, Thảo Quả theo tiêu chuẩn hữu cơ; Lúa đặc sản (huyện Yên Bình) theo tiêu chuẩn hữu cơ; Bưởi đặc sản (huyện Yên Bình) theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Đề án hỗ trợ việc lập hồ sơ và đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cho 6 sản phẩm, bao gồm: Cam sành Lục Yên; Nếp Tú Lệ Văn Chấn; Cam Văn Chấn; Táo mèo Mù Cang Chải; Cá hồ Thác Bà Yên Bái; Bưởi Đại Minh.

Cùng với đó Đề án hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ các đơn vị sản xuất tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm như: Thực hiện các chương hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng phầm mềm truy xuất nguồn gốc và mua máy in tem sản phẩm; xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm; tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các chương trình hoạt động kết nối cung cầu.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái.