Yên Bái chỉ đạo tăng cường phòng chống dịch tả lợn châu Phi

0
524

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Văn bản số 229/UBND-NLN về việc tăng cường chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và các dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi.

Thành phố Yên Bái tăng cường phun tiêu độc khử trùng chuồng trại nuôi lợn.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông; thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh; Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái; Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị- xã hội tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Đồng thời tổ chức triển khai phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Luật Thú y, các văn bản dưới luật, văn bản chỉ đạo, hướng dân của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tuyên truyền các hộ, cơ sở chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ khi phát hiện lợn bị ốm hoặc chết chưa rõ nguyên nhân phải báo ngay với chính quyền địa phương, cơ quan thú y để kiềm tra, xác minh dịch bệnh, xử lý theo quv định, nghiêm cấm và xử lý nghiêm các trường hợp vứt xác động vật ra môi trường làm ô nhiễm và lây lan dịch bệnh.

Riêng với huyện Lục Yên – địa phương có 3 ổ dịch vừa mới tái phát, tổ chức triển khai ngay các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tà lợn châu Phi, không để phát sinh ổ dịch mới trên địa bàn; tổ chức tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi.

Thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng môi trường đối với vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm; tổ chức lấy mẫu giám sát để phát hiện sớm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp; không vận chuyển lợn con, lợn giống ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp để nuôi tái đàn khi chưa có hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Chủ động hỗ trợ kinh phí kịp thời cho chủ vật nuôi có lợn mắc bệnh buộc phải tiêu hủy và cán bộ thú y, người tham gia phòng, chống dịch theo quy định.