Kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái đổi mới,phát triển sau 20 năm thực hiện theo Nghị quyết TW 5 khóa IX (Tác phẩm dự thi Giải Búa liềm vàng năm 2021)

0
381

Kinh tế tập thể tỉnh Yên Bái với nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) sau 20 năm đổi mới, phát triển theo Nghị quyết TW 5 khóa IX đến nay đã có những chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng,  có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh.

Bằng việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; đất đai; hỗ trợ khoa học kỹ thuật; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường… phù hợp với thực tiễn địa phương, đặc biệt từ khi triển khai thực hiện hiệu quả Luật HTX 2012, Yên Bái đã tạo điều kiện cho các hợp tác xã phát triển.

Những con số biết nói

Đến tháng 10/2021, trên địa bàn tỉnh có 575 HTX với trên 29.300 thành viên; số HTX hoạt động hiệu quả là khoảng 330 HTX, chiếm 57,3% tổng số HTX đang hoạt động trong đó: HTX hoạt động theo lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp: 347 HTX; Công nghiệp – TTCN: 83 HTX; Thương mại dịch vụ và lĩnh vực khác: 100 HTX; Xây dựng: 18 HTX; Giao thông vận tải: 10 HTX; Quỹ TDND: 17 Quỹ.Doanh thu bình quân các HTX: Ước đạt 1.365 triệu đồng; Lợi nhuận bình quân các HTX: Uớc đạt 279,5 triệu đồng; nộp Ngân sách: Ước đạt 27,3 tỷ đồng.

Cùng với đó, toàn tỉnh thành lập mới 1.128 Tổ hợp tác, đạt 112,8% kế hoạch nâng tổng số THT toàn tỉnh lên 5.569 THT với trên 33.400 thành viên.  Doanh thu bình quân của 01 THT đạt khoảng 231 triệu đồng; Lợi nhuận bình quân đạt 50 triệu đồng.  Các THT có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy Kinh tế hộ phát triển, tạo mối liên kết, hợp tác giữa   những cơ sở  sản xuất nhỏ với nhau; hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, thị trường; giải quyết việc làm tăng thu nhập cho thành viên.

 Chiếm 60,3% tổng số HTX, các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở nông thôn, tạo việc làm thường xuyên cho gần 7.000 lao động với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.

Đa số HTX trong lĩnh vực này hoạt động theo mô hình kinh doanh tổng hợp, kết hợp giữa dịch vụ sản xuất và chế biến; cung cấp các dịch vụ đầu vào và bao tiêu một phần sản phẩm đầu ra cho thành viên. Một số HTX đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh hình thành chuỗi sản xuất giá trị từ khâu cung cấp giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến cho đến tiêu thụ, cung cấp sản phẩm cho thị trường…, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên và hộ gia đình phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần tăng sản lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh. Các sản phẩm tiêu biểu của HTX nông nghiệp là chè, tre măng Bát độ, trồng dâu nuôi tằm, cây ăn quả có múi, quế vỏ và tinh dầu quế, chăn nuôi gia cầm …Trong đó nổi lên các mô hình HTX hoạt động có hiệu quả như: HTX Lũng Lô, HTX thủy sản Phù Nham, HTX sản xuất, chề biến chè Kiến Thuận (Văn Chấn); HTX quế hồi Việt Nam, HTX dịch vụ Tổng hợp Hồng Ca, HTX chăn nuôi và Dịch vụ nông nghiệp MQ (Trấn Yên); HTX 6/12 Đào Thịnh, HTX Dịch vụ Tổng hợp Công Tâm, HTX thủy sản Yên Bình…

 

Xưởng chế biến chè của HTX DVTH Kiến Thuận – huyện Văn Chấn

 

 

Với khoảng 17,5% số HTX hoạt động ổn định và hiệu quả, các HTX trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp đã quan tâm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tiếp cận khai thác thị trường mới, khơi dậy nguồn lực trong thành viên HTX, làm vệ tinh cho các nhà máy chế biến công nghiệp và liên kết với sản xuất nông nghiệp ở các vùng nguyên liệu tạo thành một vòng khép kín như: HTX Dịch vụ tổng hợp Thắng Lợi (Văn Yên), HTX Dịch vụ tổng hợp Bó Luông (Lục Yên)…

Nhà máy sản xuất dầu FO-R của HTX DVTH Thắng Lợi – huyện Văn Yên

 

 

Đối với các HTX hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đã mạnh dạn huy động vốn từ thành viên, vay các tổ chức tín dụng, đẩy mạnh liên doanh, liên kết, mở rộng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh, đầu tư vào cửa hàng kho bãi, dịch vụ…với 80% số HTX hoạt động hiệu quả, đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Khu du lịch sinh thái của Hợp tác xã món quà Phước Lành (huyện Yên Bình)

 

 

Việc rà soát, giải thể các HTX yếu kém, đồng thời thành lập mới HTX đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội đã được ngành chức năng, chính quyền các cấp thực hiện khá tốt. Thực tế cho thấy, sau khi chuyển đổi hoạt động theo luật mới, nhiều HTX đã phát huy được vai trò tự chủ, chuyển biến mạnh mẽ về nội dung và phương thức hoạt động. Hàng chục HTX hoạt động hiệu quả trên các lĩnh vực như: Mô hình nuôi cá lồng trên Hồ Thác Bà; mô hình gà trại thả vườn và mô hình trồng dâu nuôi tằm tại huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn; mô hình liên kết chuỗi trồng và chế biến tinh dầu sả JaVa của các HTX thuộc huyện Văn Yên và Văn Bàn – Lào Cai với HTX tại huyện Trạm Tấu trên địa bàn huyện Trạm Tấu; mô hình nông nghiệp hữu cơ huyện Mù Cang Chải…

Các mô hình hợp tác xã kiểu mới được chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập cho thành viên và tạo sự liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; góp phần quan trọng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội của địa phương.

 

Đưa kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển nhanh và bền vững

Với mục tiêu đổi mới toàn diện về tổ chức và hoạt động của HTX, THT đảm bảo đúng nguyên tắc, khắc phục những hạn chế, yếu kém; phát triển đa dang hóa các loại hình HTX trong mọi lĩnh vực; tập trung phát triển HTX nông nghiệp đa ngành nghề gắn với các vùng nguyên liệu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường liên kết, nâng cao chất lượng chuỗi giá trị sản phẩm, tỉnh Yên Bái sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực đối với cán bộ quản lý và thành viên HTX; tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Ban Chỉ đạo ở các huyện, thị xã, thành phố; thực hiện hiệu quả các giải pháp về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn; xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX điểm, HTX kiểu mới; lựa chọn một số HTX có quy mô phù hợp để hỗ trợ xây dựng mô hình liên kết chuỗi với doanh nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao.

Bên cạnh đó tiếp tục bố trí kinh phí từ Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 – 2025 đã được phê duyệt; tích cực đưa Luật HTX năm 2012 vào cuộc sống…Mục tiêu đến năm 2025, mỗi năm phát triển trên 50 HTX, thành lập 01 Liên hiệp HTX hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp; tạo việc làm cho gần 11 nghìn lao động thường xuyên trong các HTX; đảm bảo giữ vững tỷ lệ HTX hoạt động ổn định có hiệu quả đạt trên 75%. Thu nhập bình quân của thành viên và người lao động trong hợp tác xã đạt 60 đến 62 triệu đồng/người/năm.

 

                                                                                           Trần Thị Hà Xuyên

                                                                       Ban Kiểm tra- Liên minh HTX tỉnh Yên Bái