NAN GIẢI NẠN PHÂN BÓN GIẢ, PHÂN BÓN KÉM CHẤT LƯỢNG

0
434
     Phân bón giả là một chủ đề nóng trong năm 2013, mặc dù Chính phủ cùng các Ban ngành chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế nạn sản suất kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng tuy nhiên thị trường phân bón vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2014.
     Theo đánh giá của Chính phủ (tháng 3/2014) nạn phân bón giả và kém chất lượng vẫn tiếp tục xuất hiện ở cả ba khâu: Sản xuất, lưu thông trên thị trường và nhập khẩu. Tại khâu sản xuất gian thương tiến hành sản xuất phân bón giả từ các nguyên liệu như đất sét, bột đá, tạp chất rồi dán mác giả hoặc đóng gói bao bì nhái của các công ty sản suất kinh doanh phân bón. Trong lưu thông phân bón giả kém chất lượng được các gian thương thực hiện với thủ đoạn rút ruột, trộn tạp chất nhằm tăng lợi nhuận. Phân bón giả cũng được vận chuyển luồn lách và nhập lậu từ Trung Quốc xâm nhập vào thị trường.
     Hậu quả của phân bón giả và phân bón kém chất lượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông, lâm nghiệp, môi trường và đặc biệt gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ nông dân.

Các ngành chức năng kiểm tra chất lượng phân bón tại đại lý phân phối

    Địa bàn xuất hiện phân bón giả và một số nhãn hiệu phân bón giả, bị làm giả.
    Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam, phân bón nhái nhãn mác tại một số công ty, tổ hợp nhỏ lẻ nơi vùng sâu, vùng xa bên cạnh các khu công nghiệp vẫn tung hoành hoạt động. Cụ thể là một số công ty tại các tỉnh, thành phố như Yên Bái, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Dương, Bình Phước, Ðác Nông, Ðồng Nai, Phú Yên… đã in nhãn mác của các công ty: Phân bón Bình Ðiền, Supe Phốt phát Lâm Thao, Phân bón miền Nam, Tập đoàn Năm sao… Ngoài bao bì ghi NPK: 16,16, 8, 13, tổng hàm lượng 53% dinh dưỡng, nhưng khi cơ quan quản lý thị trường kiểm định thì chất lượng sản phẩm chỉ còn NPK: 1,4%, P2O5, 0,6%, k2O: 0,03% và S:1,5%, tổng hàm lượng dinh dưỡng chỉ còn 2,99%… không khác nào đem đất chỗ này mang đến nơi khác bán cho nông dân.
    Gần ba năm nay, Công ty Miwon có trụ sở tại Phú Thọ sản xuất phân bón MVL nước (gọi là ure nước) bán ra thị trường khiến một số cây trồng chết và không phát triển được, nhưng đến nay vẫn chưa có cơ quan nào xử lý. Nhức nhối hơn, phân bón còn sản xuất tại một số nơi, nhưng lại in nhãn mác một nẻo. Vừa qua, lực lượng quản lý thị trường bắt giữ xe ô-tô chở 400 bao phân bón hỗn hợp NPK trên bao bì thì ghi Công ty TSC Cần Thơ sản xuất, khi kiểm tra hóa đơn bán hàng thì Công ty TNHH Á Châu Ðại Thắng bán xuất hóa đơn. Ðiều tra kỹ lại là phân bón được sản xuất tại Khu công nghiệp Sóng Thần mang về Vĩnh Long tiêu thụ. Hàm lượng loại phân bón này chỉ có 12 đến 13%…
    Để phục vụ tốt nhu cầu sản xuất của bà con nông dân và xã viên, Liên minh Hợp tác xã tỉnh khuyến nghị các Hợp tác xã nông nghiệp, thương mại dịch vụ trong toàn tỉnh làm dịch vụ cung ứng vật tư cho sản xuất cần kiểm tra kỹ chất lượng các sản phẩm phân bón mà hợp tác xã nhập về cung cấp cho bà con xã viên, đồng thời hướng dẫn cho bà con cách phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
(tham khảo nội dung từ : website Chính phủ- chinhphu.vn; tập đoàn Hóa chất Việt Nam – vinachem.com.vn,Báo Quân đội Nhân Dân online.)

  

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here