QUỸ TDND YÊN BÁI TÍCH CỰC CHO VAY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

0
448

     Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã giúp hàng nghìn hộ nông dân trên địa bàn nông thôn được vay vốn để phát triển sản xuất. Qua đó, góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo sản xuất khu vực nông nghiệp, nông thôn.

     Việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 41 đã thu hút sự tham gia tích cực của các tổ chức tín dụng. Đặc biệt là hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (TDND) trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng đã tích cực tham gia triển khai theo chương trình này. Tính riêng năm 2013, doanh số cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn của toàn hệ thống quỹ TDND trên địa bàn tỉnh đạt 275,6 tỷ đồng, với 529 lượt khách hàng vay.

     Cơ cấu tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn tương đối toàn diện, bao gồm nhiều khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống người dân. Trong đó: Cho vay chi phí Sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản: 116,6 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng cao nhất 42,3%); Cho vay phát triển ngành nghề nông thôn: 39,8 tỷ; cho vay chế biến, tiêu thụ nông lâm sản: gần 10 tỷ đồng; Cho vay kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nông lâm nghiệp: 20,1 tỷ đồng; Cho vay SX công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn: 64,5 tỷ đồng, cho vay tiêu dùng trên địa bàn nông thôn 24,7 tỷ đồng. Tuy nhiên đối tượng tham gia chương trình vay vốn này chỉ bao gồm các cá nhân và hộ gia đình, hộ kinh doanh.

     Dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn đến thời điểm 31/12/2013 đạt 185,6 tỷ đồng, bằng 40% trên tổng dư nợ của toàn hệ thống quỹ TDND trên toàn tỉnh. Tuy kết quả đạtđược còn rất khiêm tốn nhưng các quỹ TDND đã tham gia góp phần tập trung vốn cho phát triển nông thôn, giúp giải quyết được nhiều việc làm cho người dân các địa phương, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, góp phần giảm các tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đồng thời góp phần thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới có hiệu quả và giúp thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn.

     Với mức lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thấp hơn so với lãi suất cho vay thông thường, đồng thời khả năng huy động vốn trên địa bàn nông thôn hạn chế, sản xuất, kinh doanh mang tính thời vụ… sẽ là những khó khăn, thách thức rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các Quỹ TDND trên địa bàn. Để tháo gỡ khó khăn này cho các QTD, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai một số cơ chế chính sách ưu đãi như: Mức trần lãi xuất huy động cao hơn các tổ chức tín dụng khác, áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND ở mức thấp đối với các tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn cao. Đăc biệt đầu năm 2014, Ngân hàng Nhà nước có quyết định giảm lãi suất cả huy động và cho vay, đây là điều kiện thuận lợi để các thành viên tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp trên địa bàn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here